JAPAN BAITO: KIẾM THÊM THU NHẬP TỪ NGHỀ CẮT TÓC TẠI NHẬT BẢN

Baito là gì? Chia sẻ 5 cách xin việc làm thêm ở Nhật Bản

Nhiều sinh viên du học tại Nhật Bản thường được nghe về Baito (arubaito) tuy nhiên chưa thực sự hiểu Baito là gì. Thực chất Baito được hiểu nôm na là công việc làm thêm ở Nhật Bản để kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm sống. 
Trong bài viết dưới đây Korigami.vn sẽ chia sẻ cho bạn về Baito và cách xin việc làm thêm tại Nhật.
Baito là gì? chia sẻ 5 cách tìm việc làm thêm tại Nhật Bản

I. Baito là gì?

Baito (còn gọi là arubaito) chỉ công việc làm thêm dành cho sinh viên (công việc bán thời gian) tại Nhật Bản. Công việc baito thường là công việc đơn giản, gần gũi với cuộc sống thường ngày giúp sinh viên tìm hiểu đời sống thực tế ngoài sách vở, kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. 
Đây là một trải nghiệm thú vị khi các bạn sinh viên được làm việc trong môi trường thực tế, không những giúp du học sinh kiếm tiền ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn giúp các bạn hiểu rõ được ý nghĩa của sức lao động, hiểu rõ được kiến thức mình đang học, tích lũy vốn tiếng nhật và kinh nghiệm sống cho bản thân.

Baito giúp các bạn du học sinh kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm sống

Tuy nhiên, hiện nay nhiều du học sinh đi làm thêm lại chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền để trang trải cuộc sống khiến các bạn chạy theo công việc một cách mệt mỏi mà không tìm thấy động lực ý nghĩa của công việc mình làm.

II. Các bước để xin việc làm thêm (baito) ở Nhật Bản

Bước 1: Xin giấy phép làm thêm

Để có thể làm thêm, du học sinh cần phải đăng kí để nhận được "Giấy phép làm thêm" (資格外活動許可書 - shikakugaikatsudo kyokasho). Giấy phép này phải xuất trình khi đi xin việc làm thêm hoặc khi đựoc nhận vào làm.

Đối tượng nào được cấp giấy phép làm thêm?

Học sinh/ sinh viên phải đảm bảo những yêu cầu dưới đây mới được cấp giấy phép làm thêm
Thời gian làm thêm/ tuần: 

Đối với sinh viên hệ chính quy: Dưới 28 tiếng/ tuần.
Đối với nghiên cứu sinh và sinh viên dự thính: Dưới 14 tiếng/ tuần.
Trong kỉ nghỉ (xuân, hạ, đông): Dưới 8 tiếng/ ngày.

Một số thông tin về giấy phép làm thêm

Chú ý: Nếu du học sinh không có giấy phép, làm quá giờ cho phép, làm công việc không phù hợp với nội dung cho phép thì sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.Việc làm thêm sẽ do trường bạn đang theo học giới thiệu hoặc do tự tìm kiếm bên ngoài.

Bước 2: Tìm và xin việc

III. 5 cách xin việc làm thêm ở Nhật

 Cách 1: Có người quen giới thiệu

Nếu bạn có người quen đang làm trong một quán ăn và giới thiệu bạn vào đó làm, hoặc người đó không làm ở đó nữa và giới thiệu bạn vào thay. Đây là cách dễ nhất được nhiều du học sinh sử dụng vì chủ quán sẽ yên tâm tin tưởng bạn do có sự giới thiệu.

 Cách 2: Tìm quanh khu phố bạn sống, thường là ở các nhà ga lớn gần chỗ bạn sống

Ở các nhà ga tàu điện lớn tập trung nhiều siêu thị, cửa hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi,... khi cần tuyển người làm thêm, các cửa hàng sẽ dán thông báo アルバイト募集 arubaito boshuu (arubaito mộ tập) ở trước cửa. Bạn có thể vào hỏi hay gọi điện thoại hỏi.  

Thông báo アルバイト募集

 Cách 3: Thông qua báo giới thiệu việc làm miễn phí.

Các báo này thường gọi là フリーペーパー (free paper, báo miễn phí) ...phát ở các cửa hàng, siêu thị, combini,... gần nơi bạn sống. Báo phát hành vào thứ 2 hoặc thứ 5, bạn nên lấy báo ngay sau khi phát hành và gọi điện ngay do các cửa hàng, hàng quán thường là cần người ngay. 

 Cách 4: Thông qua các trang web giới thiệu việc làm thêm

Một số trang web giới thiệu việc làm thêm cho du học sinh:
Bạn có thể tìm ở khu vực ga tàu điện mà bạn muốn. Các công việc bao giờ cũng được sắp xếp theo khu vực và chủng loại công việc nên có thể dễ dàng tìm kiếm.  

Website giới thiệu việc làm thêm cho du học sinh

 Cách 5: Thông qua trường bạn học giới thiệu.

Thông thường là các công việc như lập trình (nếu bạn học đại học về công nghệ thông tin), gia sư,... thì các trường có kênh giới thiệu việc cho du học sinh, bạn có thể thỉnh thoảng ghé qua đó xem có công việc nào phù hợp không.

IV. 8 công việc làm thêm phổ biến tại Nhật Bản

1. Làm ở các combini - Cửa hàng tiện lợi

Công việc của bạn sẽ là: đứng tính tiền, trưng bày sản phẩm, lau dọn cửa hàng... với mức lương không cao (thường 780 yên/giờ) và có thể không thích hợp với người năng động, linh hoạt.

Công việc này yêu cầu bạn có khả năng sử dụng tiếng Nhật để nói chuyện với khách hàng và tính tiền. 

2. Phát báo
Công việc phát báo có lương cao nhưng lại khá vất vả. Mỗi tháng bạn có thể kiếm được 120.000 – 140.000 yên. Công việc của bạn là đi giao báo từ 1 – 2 giờ sáng đến 5 – 7 giờ sáng vào mọi ngày trong tuần.

Tuy nhiên, không phải ai cũng xin được việc làm này. Bởi vì du học sinh thường có hội phát báo riêng và nếu được bạn bè trong hội đó giới thiệu, tiến cử thì bạn mới có thể tham gia.

3. Rửa bát

Đây là công việc khá phổ biến với các du học sinh. Công việc này tuy lương thấp và khá vất vả nhưng có ưu điểm là không cần trình độ tiếng Nhật. Chính vì vậy đây là công việc rất thích hợp với bạn mới sang Nhật, cần thời gian thích nghi với cuộc sống, môi trường học tập tại đây và kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.


4. Làm trong siêu thị, cửa hàng ăn nhanh McDonald

 Công việc của bạn có thể là thu ngân, phục vụ hoặc chế biến (làm thịt, cá…). Nếu làm chế biến thì bạn sẽ không cần trình độ tiếng Nhật cao như khi làm thu ngân, phục vụ.

5. Lập trình

Đây là công việc lí tưởng cho du học sinh có khả năng lập trình và giao tiếp tiếng Nhật. Làm công việc này giúp bạn có thêm kinh nghiệm và cải thiện vốn tiếng Nhật. Nhật Bản hiện tại có nhu cầu về nguồn nhân lực lập trình viên nên lương khá cao, từ 1000 – 2000 yên/giờ.

6. Phục vụ khách sạn

Nếu bạn ở vùng có du lịch phát triển, nhiều địa điểm nổi tiếng với khách du lịch thì bạn có thể làm công việc làm phòng, phục vụ ăn uống… tại các nơi nghỉ dưỡng.

7. Nấu ăn
Đây là công việc khá thú vị đối với những bạn có niềm đam mê với nấu ăn hay chỉ đơn giản là học thêm kỹ năng mới. Bạn có thể làm trong các quán ăn bình dân như Yoshinoya, Matsuya; các cửa hàng cơm hộp (bentou), quán mỳ ramen...

Bạn không cần có thêm nhiều kiến thức về nấu ăn nếu làm ở các quán được cung cấp nguyên liệu chế biến sẵn và có công thức nấu như Matsuya, quán cơm hộp Saboten. Còn đối với các quán khác thì thường sẽ có người chỉ cho bạn.

8. Dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch thuật tài liệu

Công việc này lương cao nhưng rất khó tìm và không diễn ra liên tục. Chính vì vậy, bạn nên tìm thêm thêm công việc khác nữa để tăng thu nhập. Các công việc này đều có yêu cầu bạn phải có trình độ tiếng Nhật khá và sử dụng tốt ngôn ngữ khác như tiếng Việt để có thể dạy cho người Nhật hay dịch thuật.



9. Cắt tóc cho anh em bạn bè đồng hương hoặc người bản địa nông thôn

Công việc này được trả công dựa trên trình độ thực lực. Nếu cắt đẹp có thể kiếm mỗi ngày 5-10 khách. Mỗi đầu cắt được trả công từ 800-1500 yên (chi phí này chỉ tương đương 1/3 cho đến 1/2 so với bước vào các tiệm tóc bình dân nhất của Nhật ... được biết nhiều nghiên cứu cho thấy giá cắt tóc nam ở Nhật dao động từ mức tối thiểu 1000 đến 2000 yên đối với những gói cắt tóc cơ bản chưa bao gồm gội - matxa - tạo kiểu)

V. Mức lương làm thêm tại Nhật Bản 

Công việc làm thêm ở Nhật Bản có lương khá hấp dẫn , bạn có thể tìm cho mình một công việc như bán hàng trong siêu thị, phục vụ quán ăn, cà phê, phát báo, làm trong các xí nghiệp rau quả và cơm hộp… 

Lương làm thêm ở Nhật được tính theo giờ, trung bình 650 – 900 Yên/giờ ở khu vực Fukuoka hoặc 750 – 1000 Yên/giờ ở khu vực Kobe, Nagoya và 800 – 1200 Yên/1 giờ ở Tokyo.

Bạn có thể làm 4h/ngày nhưng không được quá 28h/tuần. Đây là quy định ở Nhật, vì họ sợ rằng nếu sinh viên làm thêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học. Và đây cũng là một trong những điểm ràng buộc đối với các sinh viên coi việc đi làm thêm quan trọng hơn việc học.


VI. Quy định về việc làm thêm tại Nhật Bản 

Yêu cầu ghi rõ điều kiện làm việc: Thông thường, sẽ không có hợp đồng lao động trong trường hợp SV làm thêm. Khi đó, nên yêu cầu phía thuê người ghi rõ điều kiện làm việc như giờ giấc, tiền lương, cách chi trả và các khoản đãi ngộ khác.

Ghi lại giờ và ngày làm việc, cùng với tiền lương nhận được: Để tránh mọi xích mích có thể xảy ra, sinh viên nên ghi lại những thông tin này và kiểm chứng lại xem mọi tính toán có chính xác không.

Không muộn giờ hoặc vắng mặt không lý do: Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc, đặc biệt trong việc giữ đúng giờ và lịch làm việc. sinh viên nên cố gắng quan sát và học hỏi cách làm từ những người xung quanh.

Qui định về thời gian làm thêm: sinh viên chính qui tại các trường đại học (bậc đại học và sau đại học), cao đẳng, trung cấp: Tối đa 28 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); Nghiên cứu sinh hoặc sinh viên dự thính: Tối đa 28 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); sinh viên dự bị đại học: Tối đa 4 giờ/ngày.

Nghĩa vụ nộp Thuế: Sinh viên có thể sẽ bị trừ thuế từ phần thu nhập của mình (Đây cũng là một trong các điều kiện cần xác minh). Phía thuê người sẽ trích lại phần thuế thu nhập và đóng thay và báo cho sinh viên biết. sinh viên có thể nhận được nhiều giấy báo như vậy nếu làm nhiều công việc trong một năm nhưng mức thuế thu nhập cuối cùng sẽ được tính trên tổng thu nhập của sinh viên trong năm đó, thường thấp hơn tổng số tiền sinh viên đã đóng.
Trên đây TTC Việt Nam đã chia sẻ cho bạn những thông tin về Baito là gì? và cách xin việc làm thêm Baito tại Nhật cũng những vấn đề sinh viên cần lưu ý khi đi du học Nhật Bản. Để tìm hiểu thêm, bạn có thể tham khảo bài viết:

Học nghề cắt tóc ở đâu tại Việt Nam chuẩn bị trước khi đi du học hoặc lao động tại Nhật Bản?

Học Viện Tóc Korigami
Đ/c: số 7 và 22 Trần Tế Xương, ven hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội 👉 http://www.goo.gl/maps/dV482 
☎️ 0915804875 

Nhật Bản là đất nước có nhiều điều đáng ngạc nhiên và khá là buồn cười. 

Ví dụ như khi đi vệ sinh, việc xả nước thôi cũng rất khó khăn vì có quá nhiều nút bấm mà bạn lại không biết tiếng nhật. 


Vì vậy để giúp bạn tránh được những tai nạn hy hữu như vậy, JAPO xin đưa ra vài lời khuyên cho bạn khi bạn đi cắt tóc ở đất nước này.

Muốn cắt tóc khi đi du học hoặc làm việc tại Nhật Bản


Muốn cắt tóc khi đi du học hoặc làm việc tại Nhật Bản



1.Đi đâu

Tiệm cắt tóc ở Nhật được phân thành hai loại. 

  • Tiệm cắt tóc nữ sẽ có tên là 美容院 (Biyoin). Hãy cẩn thận vì có rất nhiều người nhầm từ này với byoin (bệnh viện). 

Tuy nhiên, lại có đến hai từ để nói về tiệm hớt tóc nam đó là :

  • 床屋 (toko-ya) 
  • hoặc 散髪屋 (Sanpatsuya).

Muốn cắt tóc khi đi du học hoặc làm việc tại Nhật Bản


2. Biết những từ cơ bản

Hãy thử tưởng tượng nếu bạn không hiểu họ nói gì thì làm sao mái tóc của bạn có thể như bạn mong muốn được. 


Cho nên, việc học lấy vài từ thường dùng là điều rất cần thiết, thậm chí là vô cùng quan trọng.


Thật may mắn là có rất nhiều từ tiếng Anh được người Nhật vay mượn trong việc làm tóc và bạn có thể dễ dàng đoán ra nghĩa của nó.


Ví dụ như:

  •    Cắt (tiếng Anh là “cut”) được gọi là カット(katto)
  •    Dầu gội đầu (shampoo) là シャンプー (shampu)
  •    Sấy khô ( blow-dry) là ブロー (burou)


Nhiều tiệm làm tóc sẽ có một bảng giá bên ngoài để bạn có thể thấy giá của các dịch vụ mà cửa hàng có.

Khi bạn muốn hỏi giá cả hãy dùng câu:

  •    カットはいくらですか. (katto wa Ikura desu ka?): “ Cắt tóc mất bao nhiêu tiền?”

Hoặc đơn giản hơn bạn chỉ cần nói :

  •    カットをお願いします (katto wo onegaishimasu): ” Bạn cắt tóc cho tôi được không?”


Có một cách vô cùng dễ mà lại hiệu quả để có một kiểu tóc ưng ý đó là hãy chuẩn bị một bức ảnh có kiểu đầu bạn thích. Sau đó đưa nó cho thợ cắt tóc và nói:

  •   この写真のようにしてください. (kono shashin no you ni shite kudasai) : Xin vui lòng làm cho tôi trông giống Brad Pitt hơn. (Tôi đùa đấy, câu này có nghĩa là “Hãy cắt cho tôi kiểu đầu như trong bức ảnh này”).


Trong trường hợp bạn chẳng biết mình hợp với kiểu tóc nào và đủ dũng cảm để thử kiểu mới. Sao bạn không thử để nhà tạo mẫu quyết định toàn bộ, khi đó hãy dùng:

  •    おまかせします(omakase shimasu):  “trăm sự nhờ anh”
  • Ở vài nơi, khi người ta gội đầu cho bạn thì họ sẽ thêm dịch vụ Massage cổ và vai. Một số cửa tiệm thậm chí còn làm sạch đôi tai cho bạn nữa.


3.Nói ra những gì bạn muốn

Dù ở quốc gia nào đi nữa thì những người thợ cắt tóc luôn hỏi vài câu như ví dụ dưới và để cho bạn có một cái kết có hậu sao bạn không chuẩn bị sẵn những gì mình muốn nói trước khi đi cắt tóc nhỉ?


Bạn có thể sẽ được người thợ hỏi các câu hỏi sau đây:

  •    今日はどうしますか (kyo wa do shimasu ka?) : “Bây giờ bạn muốn làm kiểu tóc như thế nào?”
  •    長さはどうしますか (nagasa wa do shimasu ka?): “Bạn muốn tóc có độ dài bao nhiêu?”

Ngoài ra, một số từ hữu ích sau đây có thể sẽ giúp ích cho câu hỏi cũng như câu trả lời của bạn.

  •    Tóc : (kami)
  •    Ngắn :短い (mijikai)
  •    Dài :長い (nagai)
  •    Tóc mái: 前髪 (maegami)

Dưới đây xin gửi tới các bạn những câu trả lời mẫu để các bạn có thể tự tin bước vào tiệm cắt tóc ở Nhật.

  •     髪を切ってください (kami wo kitte kudasai ):  “Hãy cắt tóc cho tôi”
  •    5センチぐらい切ってください (go-senchi gurai kitte kudasai):  “Hãy cắt ngắn khoảng 5cm”
  •    前髪を切ってください (maegami wo kitte kudasai ): “Hãy cắt tóc mái cho tôi”
  •    もっと短くしてください (motto mijikaku shite kudasai) : “Xin cắt ngắn hơn một chút.”
  •    すいてください (suite kudasai):  “Xin hãy cắt tóc tôi mỏng hơn”


Từ góc độ của học ngôn ngữ, điều tuyệt vời của việc cắt tóc là bạn sẽ đi tới tiệm đều đặn hằng tuần hoặc hằng tháng. Lúc đó, bạn có thể luyện nói với người bản xứ từ đó ghi nhớ lâu hơn.


Có người nói rằng đến Nhật Bản mà không biết tiếng Nhật thì đó là một sự thiệt thòi. Cho nên, bạn hãy ghi chép lại những điều trên bởi vì nó không những giúp bạn có kiểu tóc phù hợp mà còn có lợi cho việc học tiếng Nhật nữa đấy.

•••••

Tại Hà Nội có một tiệm chuyên cắt tóc nam và nữ theo phong cách Nhật Bản

Đó là Korigami Salon


  • Đ/c: số 7 và 22 Trần Tế Xương, ven hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội 
Comments