“Tốt nghiệp là thất nghiệp” – một câu nói đùa của các bạn sinh viên nhưng cũng phản ánh đúng tình trạng thực tế của đại đa số cử nhân Đại học hiện nay.Đâu là nguyên nhân khiến tình trạng thất nghiệp tăng cao?Đào tạo lấy chất lượng hay số lượng?Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và tính đến đầu năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Trong số các cử nhân ra trường, một phần nào đó không làm đúng ngành nghề thì nhiều người nghĩ cũng bình thường. Nhưng nếu con số đó là hàng nghìn người và tập trung làm ở một nơi lại là điều đáng phải suy nghĩ". Hiện cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, trung bình mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Con số đó đã phản ảnh thực trạng đào tạo ồ ạt ở nước ta. Việc đào tạo ồ ạt dẫn đến nghịch lý là số lượng sinh viên đông nhưng chất lượng chưa tương xứng đã khiến các cử nhân sau khi ra trường khó có thể tìm cho mình một công việc thích hợp. Sinh viên khó có khả năng tiếp cận thị trường lao động do kỹ năng mềm còn hạn chế. Nhiều cử nhân khi làm việc tại các doanh nghiệp thì vẫn phải đào tạo lại. Hiện tại, nghề cắt tóc làm đầu là một giải pháp cực kỳ ổn vì mức đầu tư thấp nhưng cho thu nhập ổn định bền vững ... Không cần bạn phải có năng khiếu ... Chỉ cần bạn có đủ nghị lực và sự kiên trì theo đuổi đến cùng bộ môn mà ai cũng biết là " Trăm Hay Không Bằng Tay Quen "
Việc đào tạo ồ ạt dẫn đến nghịch lý là số lượng sinh viên đông nhưng chất lượng chưa tương xứngVề vấn đề này, nhà báo Kim Dung, người có nhiều năm theo dõi mảng giáo dục nhận định: “Mục tiêu lẫn quá trình tổ chức hoạt động đào tạo của một trường đại học khác hoàn toàn với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh việc lâu nay chúng ta có cố gắng đào tạo học với hành nhưng việc thực hành, thực tập còn hạn chế nhất định”. Đâu là giải pháp?Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất vẫn xuất phát từ chính các bạn học sinh, sinh viên, gia đình và trường học trước khi các bạn vào Đại học. Ở Việt Nam, việc chọn ngành nghề phụ thuộc nhiều vào các vị phụ huynh hoặc xu hướng nghề nghiệp “hot”, Cơ hội tiếp xúc và hiểu rõ về các công việc trong xã hội với các bạn hầu như là con số 0.Chính vì vậy, trước khi nộp hồ sơ Đại học, nhiều bạn vẫn chưa thể xác định được sở thích nghề nghiệp của bản thân để có lựa chọn thích hợp cho tương lai, có khi nhắm mắt đưa chân để đỗ vào một trường nào đoc cho có cái mác “đại học”. Điều này dẫn tới hậu quả là sau khi vào học, tiếp xúc với các môn chuyên ngành “khó nuốt” lại không thực sự hứng thú với ngành học đó làm các bạn sinh viên thụ động, chán nản, lười học lười áp dụng vào cuộc sống. Chọn ngành nghề phụ thuộc nhiều vào các vị phụ huynh hoặc xu hướng nghề nghiệp “hot”Hạn chế nữa lớn nhất với sinh viên Việt Nam là khả năng ngoại ngữ, nhất là trong thời ký hội nhập thì đó thực sự là rào cản lớn. Thực tế lượng người thất nghiệp thì cứ tăng ngùn ngụt như vậy nhưng khi ra trường sinh viên lại “chê việc”.Cầm tấm bằng tốt nghiệp ĐH trong tay, nhiều cử nhân, kỹ sư được nhà tuyển dụng tiếp nhận nhưng đã từ chối chỉ vì lương thấp, công ty nhỏ không có tên tuổi, thậm chí do “nhìn không hoành tráng”… Hiện tượng “soái ca” sinh viên chê việc diễn ra nhan nhản (Ảnh minh họa) Ông Cao Trung Hiếu, sáng lập và điều hành một công ty phần mềm tại TP.HCM phát biểu trên truyền thông cho hay: “Công ty chúng tôi hoạt động theo mô hình khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) nên không có văn phòng lớn, đội ngũ nhân viên ít và không quảng bá rầm rộ. Chúng tôi tập trung chính sách lương và phúc lợi nhân sự tốt hơn cả với công ty lớn, ví dụ lương nhân viên chăm sóc khách hàng 13 triệu/tháng, nhân viên triển khai phần mềm và nhân viên bán hàng 15 triệu/tháng…) nhưng vẫn bị sinh viên mới ra trường “chê”. Cũng hoàn cảnh đó, ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Viện quản lý Việt Nam cũng cho biết: “Ngày nay, hiện tượng “soái ca” sinh viên chê việc diễn ra nhan nhản. Không ít bạn quan niệm phải làm việc ở các doanh nghiệp lớn, thuê văn phòng hoành tráng, mặc quần áo đồng phục đẹp đẽ, sử dụng máy tính xịn thì mới xứng đáng với tấm bằng cử nhân. Quan niệm đó là không sai, nhưng trước khi đặt ra tiêu chí đó, bạn có bao giờ tự hỏi: mình là ai, mình đã có kinh nghiệm hay chưa, năng lực mình đến đâu…”. Tình trạng đó ở sinh viên được các nhà tuyển dụng gọi là hiện tượng “ngộ nhận bản thân”. Chính vì thế nên cơ hội ở ngay trước mắt nhưng bạn lại bỏ qua, có đôi khi gần chạm tới đích bạn lại nản lòng. Vậy làm sao để có thể tìm kiếm công việc đúng với ngành học và nắm bắt được thời cơ? “Trước hết bạn trẻ cần có sự trải nghiệm và nỗ lực học hỏi từ công việc ở những doanh nghiệp vừa sức với mình để tích lũy kinh nghiệm. Sau khi có kinh nghiệm, chuyên môn và kỹ năng được rèn giũa thì một công việc tốt với mức thu nhập cao sẽ ở trong tầm tay và hãy nhớ bạn đang đi tìm việc chứ không phải việc đang đi tìm bạn”, HIỆN TẠI, HỌC NGHỀ TÓC SAU ĐÓ TỐT NGHIỆP VÀ THAM GIA VÀO LĨNH VỰC NÀY LÀ MỘT GIẢI PHÁP THOÁT THẤT NGHIỆP NHANH NHẤT VÀ HỢP LÝ MÀ NHIỀU SINH VIÊN ĐÃ VÀ ĐANG THEO ĐUỔITâm thư 'chúc mừng' các em trượt đại họcKhông phải là sống chết để đỗ đại học mà nên nhớ 'đại học' chỉ là nơi bạn tích lũy kiến thức để thực hiện ước mơ, hoài bão, sứ mệnh cuộc đời bạn.Bên cạnh những em đủ điều kiện vào trường học thì cũng còn những em tiếc nuối đành đợi xét tuyển nguyện vọng 2 hoặc chờ sang năm thi tiếp. Trước nỗi buồn của các em, một bức tâm thư với tiêu đề "chúc mừng các em trượt đại học" được chia sẻ trên các diễn đàn gây sự chú ý của nhiều người. Tác giả của lá thư là một kỹ sư trẻ, trong thư anh đưa ra những lời giải thích thấu đáo về bài học đạt được, cùng lời động viên chia sẻ sâu sắc, đánh trúng tâm trạng của những ai trượt đại học. Nội dung bức thư như sau:"Có nhiều em đọc thấy tiêu đề có khi bảo tôi dở hơi, hoặc có vấn đề. 'Tao đang trượt đại học, đang buồn không thiết sống lại chúc mừng!'. Nhưng với trải nghiệm một người từng trượt đại học vì thiếu 0,5 điểm, phải học cao đẳng và ôn thi lại vào năm sau, đã đỗ vào đại học top đầu Việt Nam, đã có bằng kỹ sư, nhưng chưa một ngày dùng đến nó, đã làm rất nhiều ngành nghề, đã tìm hiểu rất nhiều gương thành công và ngâm cứu khá kỹ về khoa học thành công và phát triển bản thân thì với tôi trượt đại học nên đáng chúc mừng hơn. Tôi biết cái cảm giác chán nản, đau buồn và nhục nhã của các bạn đang gặp phải, tôi cũng gần ứa nước mắt khi ăn liên hoan những thằng học dốt hơn mà thi đỗ. Nếu muốn khóc các bạn cứ khóc đi, khóc thật to, nếu xấu hổ khi gặp bạn bè, thầy cô các bạn có thể nằm ở nhà hoặc xách ba lô đi phượt. Tôi cũng đã như vậy, trùm chăn khóc cả buổi, và một năm không gặp bạn bè, không gặp thầy cô cho đến khi tôi đỗ. Động lực giúp tôi vượt qua khi đó là gì các bạn biết không? Vào cái buổi đó, cái buổi tôi không bao giờ quên trong đời, cái buổi thằng con trai khóc lóc như con nít. Bố tôi đến bên cạnh tôi nói một câu tôi nhớ mãi: 'Nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất, nước mắt phải chảy vào trong'. Từ đó đến nay với tôi không còn biết đến khái niệm “khóc”. Nhưng đó là tôi ngày xưa, nếu các bạn đọc được bài viết này các bạn không nên làm như vậy, các bạn không phải tự hành hạ mình, thân thể bạn vô tội ... Mà ngược lại các bạn có thể cười lớn, hát vang bởi vì các bạn đang học được những bài học vô giá mà 12 năm qua các bạn chưa từng được học, bài học về hai chữ 'thất bại'. ![]() Trượt đại học dạy bạn rằng khó khăn là tất yếu trên con đường bạn đi đến thành công, vinh quang.Bài học lớn:- Mọi người thường chỉ quan tâm đến kết quả, họ không thèm quan tâm đến bạn học hành vất vả thế nào, thậm chí còn chê bai khi bạn học hành chăm chỉ nhưng vẫn trượt - nhưng đối với bạn quá trình mới quan trọng, nó chính là những bước mà bạn trưởng thành. Kết quả chỉ là hệ quả của quá trình bạn phát triển bản thân. - Trượt đại học là do bạn chọn chưa đúng trường, ngành nghề, hoặc đa phần do bố, mẹ bắt bạn phải thi trường như vậy hoặc bạn chọn theo xu hướng xã hội, nếu bạn chọn ngành nghề bạn thực sự thích, bạn giỏi tôi nghĩ bạn sẽ không thể nào trượt - nên nhớ trượt đại học không có nghĩa bạn là người thất bại. - Thế giới không hoàn toàn là ánh sáng và cầu vồng. Nó là một nơi rất khốn khổ và khó chịu, người khác không quan tâm bạn đang khó khăn thế nào, khó khăn nó sẽ đánh gục bạn phải quỳ, và giữ bạn ở đó mãi mãi nếu bạn để nó làm thế. Bạn phải sẵn sàng đối đầu nó, sự cứng cỏi, chịu đựng thế nào khi bạn bị đánh và bạn vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Bạn chịu bao nhiêu và vẫn vững bước đi lên. Chiến thắng được tạo ra là như thế đó. Bạn phải nhớ điều này: 'Những cây mạnh nhất, khỏe nhất thường sống ở những nơi cằn cỗi nhất'.- Trượt đại học dạy bạn rằng khó khăn là tất yếu trên con đường bạn đi đến thành công, vinh quang. Đó chính là quy luật đào thải tự nhiên thế giới là sân chơi cho những con người ý chí và nghị lực. - Khi trượt đại học, khi bạn không còn gì, khi đó bạn biết bạn bè thực sự của mình là ai, ai thực sự quan tâm tới bạn. - Trượt đại học giúp bạn có thêm thời gian nghĩ bản thân, nghĩ về tương lai của mình, nghĩ về cái mình thích, nghĩ sâu hơn về ngành nghề bạn muốn theo đuổi. - Bạn nghĩ trượt đại học thì không làm nên việc gì? Bạn có biết Bill Gates bỏ đại học năm thứ 3 sáng lập ra Microsoft, bầu Đức người người có máy bay riêng đầu tiên Việt Nam trở thành doanh nhân sau 3 lần trượt đại học… và còn nhiều tấm gương khác nữa. Và điều quan trọng nhất đối với bạn, đối với những người thành công:Không phải là sống chết để đỗ đại học mà nên nhớ “đại học” chỉ là nơi bạn tích lũy kiến thức để thực hiện ước mơ, hoài bão, sứ mệnh cuộc đời bạn. Vì vậy trước khi nghĩ đỗ đại học bằng mọi cách thì bạn nên trả lời câu hỏi: 'Tại sao tôi phải học đại học?'. Nếu không trả lời được câu này bạn thi đỗ rồi cũng phí tiền, phí thời gian, nó là lý do nhiều người làm trái ngành, rồi bỏ đại học giữa chừng. Vấn đề của bạn bây giờ phải nghĩ sâu, phải tìm hiểu xem bạn thực sự muốn gì, bạn đam mê làm gì, đâu là năng khiếu của bạn và ước mơ, hoài bão của bạn là gì. Hãy đầu tư vào nó, hãy theo đuổi nó, hãy sống với nó, khi bạn tập trung vào nó thì mọi nguồn lực sẽ đến với bạn. Bạn trượt đại học bạn có thể mất bạn bè, có thể mất danh dự tạm thời... nhưng niềm tin, giấc mơ, hoài bão của bạn không thể mất. Và bạn để lại cho thế hệ sau bạn, câu chuyện như thế nào! Tuyệt vời hay dở tệ tất cả phụ thuộc vào bạn! _____ Ngoài ra trượt đại học biết đâu lại là cơ hội nếu bạn biết nắm bắt thời cơ để học nghề tóc? Một nghề đang phát triển và cho thu nhập cực kỳ ổn định hiện nay, thậm chí nhiều anh chị làm nhà nước còn bỏ ra khỏi biên chế để học nghề tóc đấy: VÍ DỤNghề cắt tóc nam Barber http://www.keovang.com/nam Nghề cắt tóc nữ Hair Dresser http://www.keovang.com/nu Nghề cắt tóc cả nam lẫn nữ http://www.keovang.com/namnu Nghề thợ phụ gội sấy tóc http://www.keovang.com/goisay Nghề làm hóa chất uốn nhuộm tóc http://www.keovang.com/hoachat
|